Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) tham gia ý kiến vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tả

VATA vừa nhận được văn bản số 2421/LĐTM- PC ngày 16/11/2023 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về việc tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Đề nghị nghiên cứu có giải pháp quản lý phù hợp đối với xe thuộc hộ kinh doanh và xe thuộc hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ

Đề nghị nghiên cứu có giải pháp quản lý phù hợp đối với xe thuộc hộ kinh doanh và xe thuộc hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ


Sau khi nghiên cứu nội dung Dự thảo Thông tư và Tờ trình Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hiệp hội có một số nội dung tham gia:

Những nội dung tham gia vào bản dự thảo của Cục Đường bộ Việt Nam gửi cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trong dự thảo, tại một số điều khoản khi nói đến trung tâm tích hợp dữ liệu hình ảnh từ camera gắn trên xe truyền về dùng các cụm từ khác nhau chỗ dùng “máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam”; có chỗ dùng “hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam”, có chỗ dùng “trên phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam”. Đề nghị rà soát lại sử dụng một tên gọi thống nhất để phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo tại điểm đ, điểm e, Điều 13. Đơn vị kinh doanh vận tải phải bố trí nhân sự để theo dõi và khai thác dữ liệu...; và xử lý trách nhiệm quản lý; theo dõi... chỉ phù hợp với các đơn vị kinh doanh vận tải là các doanh nghiệp, các hợp tác xã quản lý tập trung mà không phù hợp với hộ kinh doanh hoặc hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ. Đề nghị nghiên cứu có giải pháp quản lý phù hợp đối với xe thuộc hộ kinh doanh và xe thuộc hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ.

Dự thảo sửa đổi Khoản 3 Điều 22: “3. Định kỳ trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, rà soát, điều chỉnh và công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh”. Đây là quy định không còn phù hợp, đề nghị điều chỉnh theo hướng: giao cho 2 Sở GTVT thống nhất và công bố, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh. Vì trách nhiệm quản lý tuyến thuộc các Sở GTVT địa phương; việc hình thành tuyến vận tải khi có đủ điều kiện là điều không hạn chế; nếu để mỗi năm chỉ 1 lần công bố là không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu mở rộng thị trường của đơn vị vận tải.

Dự thảo tại điểm a, Khoản 1 Điều 54: Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách: “Trang bị, quản lý và bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu, truyền dữ liệu...”. Đề nghị sửa theo hướng: “trang bị, quản lý hoặc thuê dịch vụ...”

Về phụ lục 1 Danh sách hành khách kèm theo bản dự thảo Thông tư. Đề nghị không đưa chứng minh/căn cước công dân và số điện thoại của từng hành khách vào danh sách hành khách vì có thể sẽ bị lợi dụng, khai thác phục vụ mục đích vi phạm pháp luật.

Đề nghị nghiên cứu có quy định để giải quyết một số vấn đề đang đặt ra trong hoạt động vận tải

Hiện nay, trên thị trường vận tải hành khách xuất hiện loại hình kinh doanh vận tải theo hình thức xe “ghép”; xe “tiện chuyển”; xe “đi chung” chưa phù hợp với quy định pháp luật; các hình thức kinh doanh này phát triển rầm rộ; chưa chịu bất kỳ sự quản lý nào, tiềm ẩn nhiều rủi ro và cạnh tranh với nhiều lợi thế hơn so với các loại hình kinh doanh vận tải tuân thủ theo đúng quy định; gây thất thu ngân sách Nhà nước.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì kinh doanh vận tải ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; người kinh doanh phải có đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Nay xuất hiện hình thức kinh doanh không đúng quy định của pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước cần ngăn chặn xử lý kịp thời; nếu cho phép thì phải có quy định hành lang pháp lý để quản lý, tạo sự công bằng trong kinh doanh vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 10 “Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm thuê cả người lái xe)”.

Tuy nhiên, mẫu hợp đồng vận tải khách theo chuyến chưa có nên việc vận dụng không thống nhất gây khó khăn trong việc truyền dẫn, tích hợp dữ liệu và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Đây chính là kẽ hở để loại hình vận tải khách theo hợp đồng phát triển ngoài sự kiểm soát và tiềm ẩn nhiều vi phạm. VATA đề nghị nghiên cứu ban hành mẫu hợp đồng vận tải khách theo chuyến, theo đó nội dung về số lượng hành khách, nơi xuất phát (đón khách) số điểm và vị trí đón, trả khách, giá trị hợp đồng; danh sách hành khách kèm theo... cần cụ thể hóa trong mẫu hợp đồng.

Hoài Linh

Các tin đã đưa

HỘI VIÊN