Thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 3692/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí Cacbon và khí Metan ngành giao thông vận tải. Sáng ngày 27/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng triển khai Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí Cacbon và khí Metan ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố; Công văn số 6388/VP-GT ngày 10/9/2024 về việc tổng kết thí điểm xe bốn bánh gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện để chở khách du lịch trong phạm vi hạn chế. Dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Sở, Trưởng các phòng ban Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, Đại diện lãnh đạo các sở ngành, các quận huyện thành phố, các doanh nghiệp vận tải hành khách, taxi, Bến xe…
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách du lịch, taxi tại Cát Bà và khu vực Hải Phòng. Một số doanh nghiệp vận tải như Công ty Cổ phần Én Vàng Quốc tế, Công ty CP vận tải du lịch Cát Bà, Xe buýt Thịnh Hưng… đã tiên phong, chủ động tiếp cận từng bước đầu tư về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải trong kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, đầu tư phương tiện ban đẩu tăng từ 20 đến 30% so với phương tiên chạy bằng xăng, mạng lưới hạ tầng cơ sở các trạm sạc điện chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch cụ thể, việc đào tạo lại cho lái xe truyền thống sang lái xe điện cũng như đội ngũ kỹ thuật sửa chữa … trong khi nhà nước chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ DN. Theo các chủ doanh nghiệp, chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng hoá thạch và xe điện từ ngày 01/01/2025 là áp lực rất lớn cho doanh nghiệp bởi vốn đầu tư ban đầu tăng đến 30% mặt bằng hạ tầng để xây dựng các trạm sạc điện, khi hết thời hạn sử dụng thì chất thải xử lý ra sao? Rõ ràng việc đầu tư tăng do vậy thời gian khấu hao hoàn vốn là rất khó khăn, một vấn đề khó khăn nữa là giải quyết số xe chạy xăng đang tồn tại khi mà doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư rồi thì giải quyết thế nào? Chuyển sang xe điện lại phải đào tạo, tập huấn cho đội ngũ sửa chữa, lái xe, cơ sở sửa chữa như thế nào, nếu xe có lỗi phải đưa đến trạm mà ở Hải Phòng hiện nay rất ít. Đây cũng là những băn khoăn lo lắng của DN đã và đang chuẩn bị cho việc chuyển đổi.
Theo ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng việc chuyển đổi năng lượng xanh là yêu cầu tất yếu của thời đại, rất quan trọng rất cần cho môi trường xanh, sạch đẹp để góp phần chống biến đổi khí hậu, do vậy, Hiệp hội phải cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong các doanh nghiệp vận tải mà trước mắt là các doanh nghiệp vận tải hành khách, taxi, đồng thời cũng đề nghị nhà nước cũng cần có cơ chế chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp tiên phong, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động thực hiện trong việc chuyển đổi này.
Kết luận hội nghị, ông Phạm Văn Huy Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng trên cơ sở ý kiến của các đại biểu dự hội nghị, nhấn mạnh việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí Cacbon và khí Metan ngành giao thông vận tải là nhiệm vụ đồng thời là yêu cầu bắt buộc, đây là cam kết của Quốc gia trong lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải nhà kính cũng như mục tiêu trung hạn cac bon vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị Cop 26. Tại Hội nghị, Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hải Phòng biểu dương các doanh nghiệp vừa qua đã rất trách nhiệm, chủ động tiên phong trong việc đầu tư triển khai thực hiện điển hình như Én Vàng Taxi, cũng như một số doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị triển khai đồng thời đề nghị các doanh nghiệp trên điạ bàn thành phố tiếp tục nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó đề nghị các Sở ngành, địa phương cũng hết sức quan tâm, đề xuất với Chính phủ, bộ ngành và thành phố có chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn, thuế, xây dựng hạ tầng mặt bằng xây dựng các trạm sửa chữa, sạc điện, chính sách đào tạo tập huấn cho đội ngũ kỹ thuật sửa chữa, lái xe ... để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp khi chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí Cacbon và khí Metan ngành giao thông vận tải.
VP. HHVT HP